Sốt xuất huyết Dengue: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Tổng quan sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue được gây ra bởi Virus Dengue bao gồm 4 type, ký hiệu là: Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Cả 4 type đều gây bệnh, nếu nhiễm 1 type sẽ tạo được miễn dịch suốt đời với Type Virus đó. Do đó, 1 người có thể nhiễm Dengue 4 lần trong đời.

sốt xuất huyết

Dengue là một bệnh do virus lây truyền qua đường muỗi đốt (vectơ truyền bệnh) thường gặp nhất ở người. Người nhiễm virus chủ yếu do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt, Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành, ngoài ra muỗi Aedes albopictus cũng có thể lây virus Dengue. Muỗi Aedes thích hút máu người vào ban ngày, sống và sinh sản trong vùng nước sạch như nước dự trữ (để uống, sinh hoạt) hoặc bất cứ vật dụng chứa nước sạch nào trong nhà hay xung quanh nhà như lọ hoa, bẫy kiến, lon nhôm…

Ở vùng nhiệt đới, sự lan rộng virus thường tăng theo mùa. Trứng muỗi Aedes chịu được sự khô hạn, khi bắt đầu mùa mưa, một lượng lớn trứng ở ngoài nở ra. Tỷ lệ muỗi đốt tăng khi nhiệt độ và độ ẩm tăng.

Ngoài ra, khi nhận máu của người đang nhiễm Virus Dengue cũng có thể gây bệnh. Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ hay trong thai kỳ gây ra các trường hợp Nhiễm Dengue bẩm sinh được báo cáo với sốt kèm với gan, lách to

Trong những năm gần đây, bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Ở miền Nam do có khí hậu nóng đều nên Sốt xuất huyết Dengue có quanh năm, đỉnh cao ở các tháng 6,7,8,9 trong năm. Miền Bắc thường bùng dịch vào tháng 6 với đỉnh cao kéo dài tối đa 2 tháng vào tháng 7-8. Cả 4 type Virus đều đã được phân lập ở nước ta.

Triệu chứng và chẩn đoán sốt xuất huyết

  • Nhiễm virus Dengue có thể không triệu chứng
  • Khi nhiễm Dengue có triệu chứng, sau giai đoạn ủ bệnh 3-7 ngày, có một vài trường hợp ủ bệnh kéo dài đến 15 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và phục hồi. Bệnh diễn tiến phức tạp và diễn tiến nhanh đến sốc và suy cơ quan nên cần phải chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và theo dõi sát bệnh nhân
Sốt xuất huyết Dengue

Giai đoạn sốt

Sốt cao đột ngột 2-7 ngày, kèm theo đỏ bừng mặt, ban đỏ da, nhức mỏi toàn thân, đau cơ, đau khớp, đau đầu, vài trường hợp có thể có đau họng, xung huyết kết mạc, chán ăn, buồn nôn, nôn. Khó phân biệt Sốt Dengue với các loại bệnh gây sốt khác ở giai đoạn này. Thêm vào đó các biểu hiện này không thể phân biệt giữa những trường hợp sốt Dengue nặng và không nặng. Vì vậy, việc theo dõi các dấu hiệu cảnh báo và các biểu hiện khác để phát hiện sớm các trường hợp nặng là rất quan trọng

Ngoài sốt, giai đoạn này còn có biểu hiện xuất huyết nhẹ như chấm xuất huyết dưới da và niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu răng), chảy máu âm đạo, xuất huyết đường tiêu hóa ít gặp, gan thường to và đau.

Các dấu hiệu cảnh báo:

  • Đau bụng nhiều và đau vùng gan khi ấn
  • Nôn ói nhiều lần (≥ 3 lần/ giờ hoặc 4 lần/6 giờ)
  • Tràn dịch màng phổi, màng bụng hay màng tim
  • Xuất huyết niêm
  • Lừ đừ hay kích thích
  • Giảm huyết áp tư thế
  • Gan to dưới ờ sườn phải ≥2cm hay Xét nghiệm máu AST/ALT > 400UI/L
  • Vật vã, lừ đừ, li bì

Chẩn đoán: thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng nêu trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu thường giảm <10000/mm3, số lượng tiểu cầu giảm khoảng 150000/mm3, Dung tích Hồng cầu (Hct) có thể tăng đến 39-40%, Test Dengue NS1 thường dương tính

Giai đoạn nguy hiểm

Vào khoảng thời gian giảm sốt, thường từ ngày 4-6 của bệnh, tình trạng tăng thất thoát dịch ra khỏi lòng mạch cùng với chỉ số Dung tích Hồng cầu tăng là báo hiệu giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn nặng thường kéo dài 24-48 giờ. Mức độ thất thoát dịch khác nhau ở từng bệnh nhân.

Sốc Sốt Xuất Huyết Dengue xảy ra khi dịch bị thất thoát một cách đáng kể. Nếu sốc kéo dài làm giảm tưới máu kéo dài dẫn đến suy các cơ quan, toan chuyển hóa và đông máu nội mạch lan tỏa dẫn đến xuất huyết trầm trọng.

Giai đoạn phục hồi

Tái hấp thu dịch từ bên ngoài mạch trở lại lòng mạch trong 48-72 giờ. Tổng trạng cải thiện, cảm giác ngon miệng, các triệu chứng tiêu hóa mất đi, huyết động học ổn định và có thể kèm theo đi tiểu được nhiều lần. Một số trường hợp có ban phục hồi là những ban đỏ thường ở tứ chi, kèm ngứa. Các chỉ số Xét nghiệm máu dần ổn định

Sốt xuất huyết Dengue

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ diễn tiến nặng

  • Trẻ em dưới 1 tuổi
  • Béo phì
  • Trẻ vị thành niên đang hành kinh
  • Có viêm, loét dạ dày – tá tràng
  • Bệnh tán huyết: thiếu men G6PD, Bệnh Hemoglobin
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh mạn tính: Hen, Cao Huyết Áp, Suy gan, bệnh thận hoặc suy thận
  • Đang điều trị Steroid hay Kháng viêm Non-Steroid

Phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue

Diệt muỗi

  • Do muỗi Aedes có đặc tính không thể bay xa (chỉ trong vòng 100m), muỗi hút máu vào ban ngày và sống xung quanh môi trường sống của người nên kiểm soát và diệt muỗi bao gồm
  • Loại bỏ các vật dụng chứa nước trong nhà và xung quanh nhà
  • Thường xuyên làm sạch các vật dụng chứa nước, tránh nước đọng. Nếu phải dự trữ nước thì cần có nắp đậy lại.
  • Có nhiều loại thuốc diệt ấu trùng, có thể bỏ vào trong nước uống (temephos và methoprene hay pyriproxyfen)
  • Diệt muỗi trưởng thành bằng thuốc diệt muỗi
Sốt xuất huyết Dengue

Tránh bị muỗi cắn

  • Ngủ mùng kể cả ban ngày
  • Mang áo quần dài tay

Vaccine: Các Vaccine hiện nay đang được nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng chưa Vaccine nào có hiệu quả và được công nhận áp dụng

About the author

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *